An ninh Mạng là gì? Những điều cần biết khi bắt đầu làm freelancer An ninh Mạng?

Một thập kỷ vừa qua, thế giới đã đón nhận sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin và Internet. Dữ liệu mạng được trao đổi không chỉ trong phạm vi nội bộ mà còn trên khắp thế giới. Song song với sự phát triển này là những rủi ro tiềm ẩn về vấn đề bảo mật thông tin và dữ liệu. Nhu cầu nhân lực về ngành An ninh Mạng cũng ngày càng cao. Vậy ngành An ninh mạng là gì?

Khái niệm về An ninh Mạng (Cyber Security)

An ninh mạng có thể được hiểu là ngành chuyên bảo vệ các mạng lưới thông tin dữ liệu và máy tính khỏi nguy cơ bị xâm nhập và đánh cắp các thông tin bảo mật. Nhiệm vụ của ngành này là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và ứng phó các cuộc tấn công. Để có thể bảo vệ được các hệ điều hành, các chuyên gia an ninh mạng cần phải tạo ra các rào cản chắc chắn để có thể chống lại không chỉ những tấn công từ bên ngoài mà còn từ bên trong.

An ninh mạng có nhiều nhu cầu tuyển dụng nhất từ các doanh nghiệp và công ty tài chính, ngân hàng, thứ hai là các cơ quan an ninh quốc phòng và cơ quan chính phủ. Còn đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ với nguồn ngân sách hạn chế? Đây là một môi trường thuận lợi cho những người làm freelancer an ninh mạng.

Nhu cầu tuyển dụng nghề an ninh mạng

Mỗi năm trôi qua, vai trò của công nghệ trong cuộc sống con người lại càng trở nên rõ nét hơn. Rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống đã thay đổi dưới những tác động của công nghệ và chính bản thân công nghệ cũng mang lại rất nhiều cơ hội mới cho con người. Việc ứng dụng Internet và tiền điện tử đã mang đến một cái nhìn về xã hội hoàn hảo dưới lăng kinh công nghệ.

Đây chính xác là một xã hội mà tất cả chúng ta đều mong muốn; tất nhiên là trong điều kiện khắc phục được những thách thức mà nó tạo ra. Thật tuyệt khi nghĩ rằng chúng ta đang sống trong một thế giới không tưởng; ở đó, mọi người sử dụng công nghệ đều nhằm mục đích giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn.

Tuy nhiên, mọi chuyện không phải lúc nào cũng như vậy. Hàng ngày, không khó để chúng ta thấy được nhiều vụ tấn công, lợi dụng sơ hở của những người khác để trục lợi cá nhân. Từ đánh cắp thông tin nhạy cảm đến một cuộc tấn công từ chối dịch vụ phân tán, tội phạm mạng không chỉ còn là một thuật ngữ trong khoa học viễn tưởng, nó thực sự đã trở thành một mối đe dọa đối với con người trong xã hội ngày nay.

Đó là lý do tại sao mà nhu cầu tuyển dụng chuyên gia an ninh mạng hay cảnh sát thời đại số lại tăng cao đến vậy. Khi công nghệ ngày càng được vận dụng vào nhiều ngành nghề khác nhau và tội phạm mạng thì ngày càng trở nên tinh vi hơn, nhu cầu tuyển dụng nhân tài ngành an ninh mạng cũng vì thế mà tăng theo. Đây có thể được coi là tiềm năng và là lý do để nhiều bạn trẻ theo đuổi con đường này. Các ngành có nhu cầu tuyển dụng kỹ sư an ninh mạng cao nhất phải kể đến:

– Ngân hàng, bảo hiểm, tài chính

– Công nghệ thông tin, quản lý thông tin

– Các cơ quan chính phủ

– Các dịch vụ tư vấn

– Thương mại điện tử

Mức thu nhập ngành an ninh mạng

Tại Việt Nam, mức lương nhân viên ngành an ninh mạng khoảng 1,500 – 3,000 USD/tháng (khoảng 35 – 70 triệu đồng/tháng). Sinh viên mới ra trường cũng có thể nhận mức lương 500 – 700 USD/tháng (khoảng 11 – 16 triệu đồng/tháng), thậm chí là 1,500 USD/tháng (khoảng 35 triệu đồng/tháng) nếu như có chuyên môn tốt.

An ninh mạng nói riêng và công nghệ thông tin nói chung là ngành xếp thứ 3 trong top 10 ngành có thu nhập cao nhất tại Việt Nam. Mặc dù mức lương cao chót vót như vậy nhưng các doanh nghiệp vẫn đỏ mắt tìm nhân lực. Năm 2023, toàn ngành công nghệ thông tin dự kiến sẽ thiếu khoảng 500,000 lao động.

Những thách thức khi theo đuổi nghề an ninh mạng

Chuyên viên an ninh mạng nói chung là những người thiết kế, vận hành và giám sát các hệ thống, mạng máy tính của doanh nghiệp để phòng chống tin tặc tấn công cũng như khắc phục hậu quả của các sự cố an ninh mạng.

Công việc nghe qua thì có vẻ đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được. Thay vì chỉ đi khắc phục các sự cố, chuyên viên an ninh mạng giỏi phải là người lên các kế hoạch tạo độ an toàn vững chắc cho dữ liệu trước mục tiêu tấn công của kẻ xấu. Công việc này đòi hỏi các kỹ sư an ninh mạng phải có một tư duy nhanh, sáng tạo và có kỹ năng xử lý tình huống tốt. Đồng thời, họ cũng phải quyết tâm khắc phục mọi sự cố không mong muốn, sẵn sàng “sống với mạng” hàng tuần, hàng tháng.

Ngoài ra, các kiến thức liên quan đến an ninh mạng cũng thay đổi hàng ngày, thậm chí là hàng giờ, đòi hỏi các chuyên viên, kỹ sư phải chủ động không ngừng nâng cao kiến thức liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong nghề. Nếu như công nghệ ngày càng phát triển và phục vụ tốt hơn cho con người thì các phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp cũng phát triển song song với đó. Điều này đặt ra cho các chuyên viên an ninh mạng phải yêu cầu không ngừng nâng cao và hoàn thiện hệ thống bảo mật trước những mối đe dọa như trên.

Tố chất của một chuyên gia an ninh mạng

Người học an ninh mạng cần phải nắm bắt kiến thức toàn diện từ máy tính phần cứng đến phần mềm và mạng thiết bị. Bạn cần có những tốt lượng để có thể theo đuổi ngành an ninh mạng.

Sự tỉ mỉ và tự trau dồi kiến thức

Người làm an ninh mạng sẽ phải thực hiện các công việc như bảo đảm sự ổn định của hệ thống tường lửa, phát hiện và sửa lỗi trên mạng hệ thống, kiểm tra đồng thời và giám sát toàn bộ hệ thống để phát hiện những tấn công trái phép từ bên ngoài. Chính vì vậy, họ không chỉ phải nắm chắc các kiến thức cơ bản, mà cần phải cực kì tỉ mỉ để tìm ra những sai sót từ nhỏ nhất của cả hệ thống.

Nếu không biết tự học, tự cập nhật kiến thức mới mà bạn khó có thể theo đuổi được ngành này. Bởi gắn liền với sự phát triển của công nghệ chính là sự xâm nhập trái phép ngày càng tinh vi. Vì vậy bạn phải luôn cập nhập để ứng phó kịp thời với tình hình.

Đam mê với nghề

Trong bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có sự đam mê. Bởi lẽ nếu không có đam mê, bạn khó có thể theo đuổi được lâu dài, khó có thể dồn hết tâm huyết và sức lực cho công việc. Đặc biệt, riêng ngành an ninh mạng, những sự cố bất ngờ ập đến là không tránh khỏi, bắt buộc bạn phải hy sinh thời gian, công sức của mình. Nếu không có sự yêu nghề thì bạn khó có thể có tinh thần làm việc tích cực.

Thật thà, cẩn thận trong công việc

Đối với người làm quản trị và bảo mật dữ liệu, bạn hẳn phải được tin tưởng để trao quyền truy cập mọi thông tin của công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Nếu thiếu trung thực, thật thà thì bạn sẽ khó làm được ngành nghề này. Bởi lẽ, bạn có thể vi phạm pháp lý nếu thực hiện chiêu trò đánh cắp thông tin hay phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu để rò rỉ thông tin bảo mật ra bên ngoài.

Cẩn thận cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực quản trị và bảo mật, bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ, bạn có thể làm mất dữ liệu đường truyền, nhưng nếu sai lầm lớn bạn có thể làm mất dữ liệu của cả hệ thống.

Tinh thần làm việc nhóm và chịu được áp lực

Tinh thần đồng đội cực kỳ cần thiết, bởi trong một doanh nghiệp đôi khi lỗi hệ thống đến dồn dập, bạn phải có sự gắn kết giữa mọi người để giải quyết từng bước và chịu được áp lực, sự thúc giục của mọi người mong muốn lỗi được sửa chữa kịp thời.

Công việc của một người làm quản trị mạng có rất nhiều áp lực, buộc họ phải nắm vững kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, nếu họ không có năng khiếu thì bù lại bằng niềm đam mê, siêng năng và chăm chỉ. Bởi không có thành công nào là không đi qua chông gai. Hãy cứ công hiến hết mình thì thành công sẽ theo đuổi bạn!

Những công việc trong ngành an ninh mạng

Với nhu cầu bảo mật ngày càng cao của các tổ chức, doanh nghiệp, An ninh mạng không chỉ là vấn đề riêng của lĩnh vực công nghệ thông tin mà là của rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực của hệ thống này còn rất thấp.

“Học an ninh mạng làm gì?” là một câu hỏi mà rất nhiều người đang băn khoăn. Không chỉ ở những người đang tìm hiểu ngành này, mà ngay cả những sinh viên đang học tập trong này cũng không biết rằng mình sẽ làm việc chuyên sâu ở bất kỳ mảng nào.

Cơ hội nghề nghiệp cho những người theo học an ninh mạng là rất cao, vì hệ thống này đang thiếu nguồn nhân lực trên thị trường. Những người có chuyên môn trong lĩnh vực an ninh mạng sẽ có các kiến thức chuyên môn và kỹ năng để tham gia vào các vị trí nghề nghiệp an ninh mạng như:

Đánh giá lỗ hổng bảo mật

Đánh giá lỗ hổng bảo mật là quá trình xác định, phân loại và ưu tiên các lỗ hổng (điểm yếu) trong cơ sở hạ tầng và ứng dụng trong công nghệ thông tin. Báo cáo về các đánh giá các lỗ hổng bảo mật giúp cung cấp thông tin về các điểm yếu trong hệ thống máy chủ. Thông tin này sẽ cho phép chuyên gia an ninh mạng hiểu được các rủi ro và áp dụng các biện pháp kiểm soát cần thiết để giảm thiểu hoặc loại bỏ những rủi ro đó. Là một freelancer, bạn có thể đánh giá lỗ hổng bảo mật bằng nhiều công cụ miễn phí và có tính phí, bao gồm cả ứng dụng quét lỗ hổng bảo mật tự động.

Xử lý và ứng phó sự cố

Mục đích của xử lý và ứng phó sự cố là xác định và mức độ ứng phó với các sự kiện gián đoạn bất ngờ để hạn chế tác động ở mức thấp nhất có thể. Những sự kiện này có thể là kết quả của các cuộc tấn công mạng lên máy chủ hoặc do bị lỗi, tai nạn hoặc sai quy trình trên hệ thống. Không phải doanh nghiệp nào cũng có khả năng xử lý và ứng phó với các sự cố. Với tư cách là người làm freelance, bạn có thể giúp doanh nghiệp hiểu được tác động và cũng như cách ngăn chặn và ứng phó với sự cố.

Kiểm chứng và tuân thủ các quy định

Các công ty và doanh nghiệp thường phải tuân thủ các quy định về bảo mật hệ thống và dữ liệu nhằm giúp khách hàng yên tâm và đảm bảo sự an toàn thông tin dữ liệu giữa các bên liên quan. Ví dụ như các doanh nghiệp nào hoạt động trên lãnh thổ của châu Âu đều phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định GDPR. Những người làm freelance có thể giúp các doanh nghiệp kiểm tra, tuân thủ và đáp ứng đủ các điều kiện này, cũng ISO 27000 và các chứng chỉ tương tự.

Hỗ trợ và quản lý Tường lửa (Firewall), IDS, IPS, SIEM

Những doanh nghiệp không có tài nguyên hay kỹ thuật để có thể xây dựng nhiều thiết bị bảo mật khác nhau như tường lửa, IDS, IPS, SIEM,… Họ sẽ muốn tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia tư vấn an ninh mạng freelance. Những người làm freelance sẽ cần có kinh nghiệm làm việc trên các thiết bị và hợp tác với các nhà cung cấp phân phối phần mềm bảo mật.

Bảo mật ứng dụng, trang web

Sử dụng các phầm mềm quét lỗ hổng web như Acunetix hoặc Nessus hoặc mã nguồn mở ZAP, người ta có thể tìm thấy lỗi và lỗ hổng trong ứng dụng, trang web. Những người làm freelance có thể giúp khắc phục những sai sót bằng những lời đề nghị và những phương pháp tốt nhất có thể. Bạn không chỉ cần biết những ngôn ngữ lập trình mà còn phải biết một số kiến thức về tên miền, lập trình,…

Các công việc khác

– Chuyên gia phân tích an ninh mạng (Security Analyst): Phân tích và tìm kiếm các lỗ hổng trên phần mềm, phần cứng và mạng máy tính; đưa ra giải pháp khắc phục các lỗi vừa phát hiện được.

– Kiến trúc sư an ninh mạng (Security Architect): Thiết kế hệ thống bảo mật hoặc các thành phần cơ bản của một hệ thống bảo mật.

– Kỹ sư an ninh mạng (Security Engineer): Giám sát an ninh, bảo mật và phân dích dữ liệu để phát hiện các sự cố bảo mật. Đồng thời, phân tích và sử dụng các công nghệ mới để tăng cường khả năng bảo mật của hệ thống.

– Quản trị an ninh mạng (Security Administrator): Thiết lập và quản lý hệ thống bảo mật trong công ty, tổ chức. Người này cũng có thể làm các công việc của một chuyên gia phân tích an ninh mạng trong các công ty nhỏ.

– Nhà phát triển phần mềm bảo mật (Security Software Developer): Phát triển phần mềm bảo mật, bao gồm các công cụ để giám sát và phân tích traffic, phát hiện phần mềm gián điệp, phần mềm độc hại,…

– Chuyên gia mật mã (Cryptographer hay cryptologist): Sử dụng các công cụ mã hóa để bảo mật thông tin hoặc phát triển phần mềm bảo mật.

– Chuyên gia phân tích và giải mã (Cryptanalyst): Phân tích những thông tin đã được mã hóa để giải mã chúng hoặc để xác định mục đích của các phần mềm độc hại.

Xây dựng sự nghiệp Chuyên gia An ninh Mạng Freelance

Mỗi năm trôi qua, mức độ đe dọa an ninh mạng tiếp tục gia tăng. Thực tiễn đó khiến các chuyên gia an ninh mạng trở thành một trong những chuyên gia công nghệ được săn đón nhiều nhất trên thế giới. Và hiện tại đang không có đủ nhân sự để đáp ứng nhu cầu. Vào thời điểm này, có hơn 3,5 triệu vị trí an ninh mạng đang cần tuyển trên toàn thế giới – và con số đó vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Điều này có nghĩa đây là thời điểm tuyệt vời để trở thành một chuyên gia an ninh mạng. Hơn nữa, nhu cầu tăng vọt có nghĩa là bạn có thể có được mức thu nhập đáng ngưỡng mộ trong lĩnh vực này và có thể tư do định hướng nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Freefile.vn sẽ giúp bạn bắt đầu công việc của một freelancer an ninh mạng.

Bằng cấp và chứng chỉ an ninh mạng

Nếu bạn cho học tập ở các trường cao đẳng đại học, thì bạn sẽ được học về những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong lĩnh vực an ninh mạng. Trong chương trình học, bạn sẽ được cung cấp nền tảng kiến thức về công nghệ thông tin như: mạng quản trị, phân tích dữ liệu, mạng lưới thông tin.

Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được đào tạo về các kiến thức và kỹ năng chuyên môn về nhiều lĩnh vực như: bảo vệ không gian mạng, phân tích rủi ro, điện toán đám mây, an toàn truy cập dữ liệu từ xa, an toàn công nghệ thông tin, an toàn hệ thống mạng.

Ngoài ra, yêu cầu chính của một chuyên viên an ninh mạng là kinh nghiệm, nếu bạn đã có những kiến thức về an ninh mạng thông qua tự học, tự tìm hiểu hay qua các khóa học trực tuyến, bạn cũng sẽ rất được chú ý đến nếu như bạn có thể trang bị cho bản thân các chứng chỉ về an ninh mạng như OSCP, CISSP, CISA, CISM, CEH, OSCP, Security+,… Đây sẽ là một lợi của bạn thế so với các ứng cử viên khác.

Tích lũy kinh nghiệm

Bạn có thể kiếm đươc một công việc an ninh mạng thông qua một bằng cấp, chứng chỉ và một bản CV bắt mắt, nhưng bạn chỉ có thể đi xa tới đó. Mặc dù nhận một công việc không yêu cầu kinh nghiệm là một bước đi đúng đắn, nhưng bạn có thể tích lũy kinh nghiệm nhanh hơn thông qua nhiều cách khác.

Bạn có thể khám phá các trang mã nguồn mở với các phần mềm mô phỏng hack để bạn có thể tích lũy kinh nghiệm khi đối mặt với các cuộc tấn công từ các hacker. Đây là một cách hiệu quả để có thể trau dồi kinh nghiệm an ninh mạng mà không cần mạo hiểm quá nhiều.

Một cách khác là bạn có thể thạm dự các buổi hội nghị vcuộc thi hack . Đây sẽ cho bạn một cách nhìn mới lạ để có một cách tiếp cận khác khi làm công việc an ninh mạng. Và đây cũng tạo cho bạn thêm cơ hội để gặp gỡ và kết nối với nhiều chuyên gia an ninh mạng và hacker khác, giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho công việc freelance sau này.

Thời điểm này bạn cũng nên thiết lập cho mình các tài khoản trên các nhà cung cấp điện toán đám mây lớn như Google, Amazon AWS và Microsoft Azure. Điều này sẽ cho phép bạn xây dựng các và sắp xếp các công nghệ trên mỗi nền tảng và làm quen với các cài đặt và tính năng. Phần lớn các doanh nghiệp trên thế giới ngày nay ít nhất đã có tiếp xúc với một hoặc nhiều nền tảng này. Có thể am hiểu được chúng từ góc độ an ninh mạng sẽ cải thiện khả năng tiếp thị của bạn với tư cách là một nhà phân tích an ninh mạng freelance.

Nhận những dự án nhỏ

Khi bạn cảm thấy thoải mái và đủ sự tự tin về kỹ năng và kinh nghiệm của mình để cân nhắc chuyển sang các vai trò freelance, bạn nên bắt đầu với quy mô nhỏ. Điều này có nghĩa là đảm nhận một số công việc an ninh mạng được thuê thông qua các trang web freelance. Bạn có thể bắt đầu bằng cách cung cấp các mảng dịch vụ hỗ trợ các lĩnh vực cụ thể mà bạn có kinh nghiệm. Vì vậy, nếu bạn cảm thấy thoải mái bạn có thể tiến hành thử nghiệm khả năng xâm nhập của một ứng dụng hoặc nền tảng cụ thể nào đó.

Đây là cách để bạn có thể xây dựng danh tiếng dịch vụ và tên tuổi của bạn như một nhà cung cấp đáng tin cậy. Có thể làm freelance thời gian đầu chưa giúp bạn có thể kiếm được một nguồn thu nhập ổn định, nhưng bạn sẽ tạo dựng được danh tiếng về chất lượng công việc. Khi bạn đạt được một danh tiếng nhất định, các khách hàng sẽ tìm tới bạn nhiều hơn, giúp bạn có nguồn thu nhập cao như bạn mơ ước.

Chuẩn bị công việc freelance

Một khi bạn đã có đủ kinh nghiệm và có một bản lý lịch vững chắc về các dự án an ninh mạng freelance nhỏ trước đó, bạn có thể đã sẵn sàng biến công việc nhỏ lẻ của mình thành một công việc kinh doanh freelance độc lập. Bước đầu tiên để làm điều đó là nghĩ ra tên thương hiệu. Bạn sẽ muốn sử dụng một tên chưa được sử dụng, với một tên miền có sẵn để tích hợp. Khi bạn đã suy nghĩ kỹ, bạn hãy đặt trước tên miền và đăng ký ID thuế với các cơ quan liên quan nơi bạn dự định làm việc.

Tiếp theo, bạn nên thiết kế một trang web để phục vụ như một danh thiếp cho thương hiệu của bạn. Vì bạn sẽ quảng bá các kỹ năng và dịch vụ trên của bạn như một tấm danh thiếo với tư cách là một chuyên gia an ninh mạng freelance. Trang web không cần phải quá phức tạp như một cổng thông tin chuyên nghiệp, bạn chỉ cần thể hiệu rỏ ràng các thông tin như tên doanh nghiệp, thông tin cơ bản và chi tiết thông tin liên hệ. Bạn có thể chọn một mẫu làm sẵn nếu bạn không có kỹ năng thiết kế để tự mình thực hiện công việc. Bạn có thể chọn một mẫu có sẵn nếu bạn không có kỹ năng thiết kế để tự mình thực hiện công việc.

Sau đó, bạn sẽ muốn thiết lập văn phòng tại nhà của mình với mọi thứ bạn cần để làm việc toàn thời gian. Điều này có nghĩa là cần có một không gian thoải mái dành riêng cho bàn làm việc và máy tính cũng như tất cả các vật dụng văn phòng có liên quan. Bạn cũng nên đăng ký một ứng dụng điện thoại dành cho doanh nghiệp để bạn có một hệ thống liên lạc chuyên nghiệp giúp khách hàng liên hệ với bạn.

Bắt đầu mở cửa thương hiệu freelance

Ở thời điểm này, bạn đã sẵn sàng làm một chuyên gia an ninh mạng freelance. Đây sẽ là thời gian bạn sẽ được đền đáp xứng đáng với những gì bạn đã bỏ ra. Bạn có thể bắt đầu thông báo doanh nghiệp mới của bạn với tất cả mối quan hệ bạn có được trong thời gian vừa rồi.

Khi bạn giới thiệu bản thân, hãy đảm bảo rằng các khách hàng hiểu đúng dịch vụ bạn cung cấp, lĩnh vực hoạt động của bạn và những công việc mà bạn có thể xử lý. Bạn cũng nên giúp cho khách hàng biết được mức giá mà bạn sẽ đưa ra cho dịch vụ của bạn. Từ đây bạn sẽ có một lượng khách hàng ổn định và giúp bạn có thể làm việc tai nhà một cách thoải mái về mọi mặt.

Lời kết

Điều thực tế là khối lượng lớn các công việc an ninh mạng vẫn còn đang trống – và vô số công việc khác sẽ xuất hiện trong vài năm tới – khiến tỷ lệ thành công của bạn với tư cách là một chuyên gia an ninh mạng freelance khá cao. Miễn là bạn có năng lực, tự tin và sẵn sàng tiếp tục học hỏi và tích lũy kinh nghiệm cho công việc, bạn sẽ không bao giờ hết cơ hội. Phần thưởng của bạn cho tất cả những điều đó là một sự nghiệp có mức lương cao với lịch trình linh động, dễ điều chỉnh và nghe như một giấc mơ thành hiện thực?

4.7/5 - (4 bình chọn)

Trả lời